Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Nước nhiễm chì là gì? Cách kiểm tra, xử lý nước nhiễm chì
Trong lớp vỏ Trái Đất, chì được biết đến là một dạng kim loại độc hại. Chì gây ảnh hưởng trầm trọng đến sự ô nhiễm môi trường và nguồn nước, do đó có ảnh hưởng rất xấu đến đời sống và sức khỏe con người. Vậy nước nhiễm chì là gì? Cách nhận biết nước nhiễm chì như thế nào là chuẩn xác? Hãy cùng Livingcare tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây.
Nước nhiễm chì là gì?
Nước nhiễm chì là chất lượng nguồn nước có chỉ số Pb vượt quá mức cho phép, tương đương 0,015mg/lít. Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, các chuyên gia nhận định rằng với mức chỉ số như trên sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Theo quy định, lượng chì có trong nước không được vượt quá 0.01mg/lít.
Nguồn nước khi bị nhiễm chì sẽ rất độc hại, nó gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng không chỉ riêng đối với sức khỏe con người mà còn với động vật. Các chất chì có hại như thạch tín (Asen) rất có hại cho đường tiêu hóa, gây ra tình trạng rối loạn thần kinh ở người.

Nguyên nhân dẫn đến nước bị nhiễm chì
Nước nhiễm chì bắt nguồn từ nhiều nguyên do khác nhau, trong đó có 5 lý do phổ biến nhất gồm:
- Hiện tượng các đường ống bị rỉ sét làm cho nước nhiễm chì:
Sự bào mòn kim loại được gây ra bởi các phản ứng hóa học giữa ống nước và nước được gọi là hiện tượng ăn mòn. Trong đó, quá trình ăn mòn kim loại sẽ gây ra tình trạng rỉ sét. Khi các đường ống bắt đầu xuất hiện tình trạng này, các ion và kim loại độc hại sẽ bị hòa tan vào nước. Tuy nhiên, hiện tượng rỉ sét không chỉ diễn ra ở các đường ống, mà tại các bộ phận téc inox chứa nước cũng có thể bị tình trạng này. Hơn thế nữa, nếu inox kém chất lượng thì khả năng nước bị nhiễm chì là rất cao.

- Các phản ứng hóa học trong nước:
Khi trong ống nước có chứa chì, chắc chắn các phản ứng hóa học sẽ diễn ra. Đặc biệt, sự nghiêm trọng càng được đẩy lên cao khi hàm lượng axit trong nước cao và hàm lượng chất khoáng thấp.

- Nước thải ở các khu công nghiệp:
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nước nhiễm chì nhanh nhất chính là phần nước thải ra từ các xí nghiệp, công ty. Các nguồn nước này sẽ được xả ra sông, suối và khi con người dùng lượng nước này làm nước sinh hoạt thì vô tình họ cũng đang dùng phải nguồn nước nhiễm chì và chất độc từ chì sẽ đi vào cơ thể của họ.
Đặc biệt tại các vùng nông thôn, người dân thường khoan giếng và dùng nguồn nước này cho các việc sinh hoạt như nấu ăn, giặt giũ, tắm rửa,…Với đặc tính của dòng nước nhiễm chì, chúng sẽ ngấm dần vào đất sau một khoảng thời gian, do đó việc sử dụng nước giếng có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm chì.

- Khai thác khoáng sản:
Có thể nói, khai thác khoáng sản là một trong những yếu tố làm cho nguồn nước nhiễm chì và kim loại nặng. Bởi vì khi dòng nước đi qua khu vực khai thác khoáng sản sẽ chứa một lượng kim loại rất nhỏ. Chính lượng kim loại đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

- Do các yếu tố tự nhiên:
Các mạch nước ngầm là điều cần lưu ý. Bởi vì các dòng nước ngầm khi chảy vẫn có sự va chạm với đá vôi và các kim loại có trong lòng đất. Do đó, các nguồn nước giếng cũng vô tình sẽ bị nhiễm chì.

Tác hại của nước nhiễm chì đối với sức khỏe
Khi con người sử dụng nguồn nước nhiễm chì trong việc sinh hoạt và dùng trong một khoảng thời gian rất lâu, dần dần chúng sẽ gây nên những tác hại khó lường trong sức khỏe. Việc này có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.
- Đối với trẻ em:
- Thường xuyên bị đau bụng, khó chịu, cáu kính, mệt mỏi
- Bé bị táo bón trong thời gian dài
- Trẻ thường phát triển kém, chán ăn và mất đi thính lực
- Bị chậm hiểu
- Đối với người lớn:
- Gây nên các bệnh về tim mạch và huyết áp cao
- Đau, tê các vùng xương khớp
- Bị giảm chức năng thận, thường xuyên đau đầu
- Với phụ nữ mang thai dễ sinh non
- Bị mất trí nhớ tạm thời

Cách nhận biết nước bị nhiễm chì
Đối với nguồn nước nhiễm chì, không thể nhận biết bằng phương pháp thủ công là ngửi, nếm, nhìn. Điều đó gây ra tình trạng không thể tránh khỏi như uống hoặc sử dụng nước nhiễm chì. Một trong những cách nhận biết nước nhiễm chì tốt và hiệu quả nhất chính là sử dụng máy đo chỉ số chì có trong nước.
Trong trường hợp không có máy đo, người dùng vẫn có thể nhận biết nước nhiễm chì bằng việc mang mẫu nước đến cơ quan quản lý nguồn nước tại nơi sinh sống để kiểm tra chất lượng của nguồn nước này.

Cách xử lý nước nhiễm chì đơn giản và hiệu quả
Nếu bạn biết rằng nguồn nước mình đang dùng nhiễm chì, vậy làm cách nào để xử lý nguồn nước này đơn giản và hiệu quả? Đó chính là dựa vào phương pháp hóa học, cơ học và máy lọc nước RO.
Phương pháp hoá học
Dựa trên tính chất hóa học của nguyên tố chì (Pb) mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện thành công cách xử lý nước nhiễm chì thông qua các phản ứng hóa học như:
- Kết tủa: Sử dụng chất hóa học phù hợp tạo phản ứng với chì để cho ra chất kết tủa có độ pH ổn định. Sau đó, dùng vật liệu thích hợp để thấm hút chất kết tủa và đưa ra ngoài.
- Trao đổi các ion: Dùng các chất rắn không tan có ion để trao đổi với các ion chì có trong nước.
- Phương pháp thẩm thấu ngược: Sử dụng màng lọc siêu nhỏ trên màng lọc RO để loại bỏ các chất bẩn vô cơ và chì.
- Hấp phụ: Dùng than hoạt tính.

Phương pháp cơ học
Bên cạnh phương pháp hóa học, thì vận dụng phương pháp cơ học cũng rất phổ biến. Nếu không sử dụng nguồn nước tại nhàdùng trong vòng 6 giờ, thì hãy xả từ 15 đến 30 giây trước khi sử dụng cho việc nấu ăn.
Bên cạnh đó, thiết bị cất nước cũng là một lựa chọn hoàn hảo. Đây cũng được xem là một trong những cách giúp loại bỏ chì hiệu quả.
Sử dụng máy lọc nước RO
Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, việc sử dụng máy lọc nước RO là một ý tưởng hay để nhận biết nước nhiễm chì. Hiện tại trên thị trường đã có rất nhiều thiết bị máy lọc nước RO lọc chì hiệu quả. Trong số đó không thể không kể đến dòng máy lọc Công nghệ RO Midnight Series của Livingcare. Với thiết kế hiện đại cùng bộ phận lọc tân tiến nhất cùng với xuất xứ từ Singapore, đây là sản phẩm giúp loại bỏ chì khỏi nguồn nước đơn giản và hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: TDS là gì? Đánh giá nguồn nước đạt chuẩn qua chỉ số TDS
Tìm hiểu thêm: Bút thử nước TDS: Chức năng và cách sử dụng mà bạn cần biết
Thực tế, cách nhận biết nước nhiễm chì sẽ rất đơn giản nếu bạn biết cách vận dụng những phương pháp lọc và nhận định tác hại của chúng một cách rõ ràng, hiệu quả. Livingcare hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về cách xử lý nhanh chóng, đơn giản đối với nguồn nước nhiễm chì trong môi trường học tập, làm việc và ngay cả khi trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.