Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Công nghệ lọc nước CDI: Các thông tin bạn cần biết
Nguồn nước ô nhiễm ngày càng trở thành nỗi lo của tất cả mọi người. Trước tình hình đó, công nghệ lọc nước CDI ra đời với nguyên lý hoạt động hoàn toàn khác so với những phương pháp xử lý nước truyền thống. Loại bỏ chất độc hại, giữ lại chất có lợi và tiết kiệm lượng nước. CDI chính là giải pháp thiết thực ngay lúc này. Hãy cùng Livingcare tìm hiểu chi tiết về công nghệ lọc nước CDI.
Công nghệ lọc nước CDI là gì?
Công nghệ lọc nước CDI là phương pháp lọc nước bằng cách kết hợp điện cực. Nguyên lý hoạt động dựa trên nguồn nước đi song song với màng điện cực. Sau đó bằng phương pháp điện phân lực hút siêu hấp thu để hút các kim loại nặng và chất độc ra khỏi nguồn nước.
Thêm vào đó, những khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người như K, Mg, Ca, Na,… vẫn sẽ được giữ lại. Đây là đặc điểm mà chỉ có CDI làm được so với các công nghệ dùng màng lọc.
Bởi nhược điểm chính của các công nghệ lọc nước sử dụng màng là nếu lỗ màng lớn thì không ngăn chặn được các ion độc hại, kim loại nặng, vi khuẩn. Còn lỗ màng nhỏ thì sẽ loại bỏ luôn cả những khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Công nghệ khử muối trong nước CDI được đánh giá là bước đột phá trong xử lý nước. Nguồn nước vừa được loại bỏ những chất gây hại, vừa giữ lại các khoáng chất có ích cho cơ thể. Ngoài ra, với 90% tỷ lệ nước được giữ lại để sử dụng, công nghệ CDI đã góp phần giảm thiểu lãng phí nguồn tài nguyên nước ngọt đang ngày càng khan hiếm.
Bên cạnh đó, tuổi thọ của lõi CDI có thể lên đến 10 năm. Vì dòng nước đi song song với màng điện cực, hoàn toàn không tác động trực tiếp lên màng. Đây có thể nói là một con số ấn tượng so với các công nghệ lọc nước bằng màng truyền thống khác.
Tìm hiểu thêm: Top 7 công nghệ lọc nước phổ biến năm 2023
Tầm quan trọng của công nghệ lọc nước CDI
Hiện nay, nguồn nước đang bị ô nhiễm khá trầm trọng bởi nguồn nước thải từ khu công nghiệp và hộ dân cư. Những nguồn nước này chưa qua hệ thống xử lý nên thường sẽ chứa các chất như chì, thạch tín, thủy ngân,… hay kim loại nặng như Cadimi, Crom, Đồng, Sắt, Nhôm,… rất có hại cho sức khỏe.

Dù qua các nhà máy xử lý nước nhưng chỉ được xử lý bằng công nghệ đơn giản và ở mức công suất lớn. Do đó cơ bản không thể nào loại bỏ hết những ion độc hại hòa tan trong nước cũng như các kim loại nặng.
Việc thiếu nước làm cho quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng. Từ đó cơ thể cũng suy yếu. Và nếu thường xuyên sử dụng nguồn nước có chứa những chất gây hại như trên thì hậu quả sẽ rất nặng nề. Việc tắm rửa cũng khiến cho da bạn xấu đi, các vật dụng khi tiếp xúc cũng dễ bị hư hỏng và bào mòn hơn.
Công nghệ lọc nước CDI ra đời hoàn toàn giúp con người giải quyết được vấn đề này một cách triệt để. Với bản chất sử dụng điện cực để hút các chất gây hại ra khỏi nguồn nước nên người dùng có thể điều chỉnh sao cho các vi khoáng có lợi được giữ lại để cung cấp cho cơ thể.

Khi lực hút được tăng lên mức cao nhất, nguồn nước sẽ trở nên tinh khiết. Hàm lượng vi khoáng có lợi sẽ tăng dần theo nhu cầu khi người dùng giảm lực hút theo từng mức độ nhất định. Tuy nhiên, để đảm bảo cung cấp các dưỡng chất khi sử dụng nước lọc, người dùng chỉ nên điều chỉnh lực hút ở mức vừa phải.
Một gia đình chỉ cần lắp đặt một hệ thống lọc nước công nghệ CDI là đã có thể đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn sinh hoạt. Các thành viên trong gia đình có thể uống nước trực tiếp tại vòi. Đây là đặc điểm giúp cho công nghệ lọc nước CDI được đánh giá là phương pháp làm sạch nước tối ưu nhất.
Thống kê công nghệ CDI trên thế giới
Thống kê trên thế giới đến tháng 10 năm 2019 đã ghi nhận 608 sáng chế về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ CDI vào quá trình lọc nước. Những sáng chế ứng dụng công nghệ khử muối trong nước CDI đầu tiên đã được công bố tại Mỹ vào năm 1995. Trong đó, phương pháp và thiết bị khử ion hấp thụ tĩnh điện, tinh lọc bằng điện hóa và tái tạo điện cực là những nội dung được đề cập trong các sáng chế này.
Quá trình công bố sáng chế về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lọc nước CDI được chia làm 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn từ năm 1995 – 2009: Công bố 47 sáng chế, số lượng khá ít trong giai đoạn đầu.
- Giai đoạn từ năm 2009 – 2019: số lượng công bố sáng chế tăng đột ngột, đạt 561 sáng chế và gấp 11 lần so với giai đoạn trước đó. Đặc biệt trong năm 2018 chứng kiến số lượng sáng chế được công bố nhiều nhất với 84 sáng chế.

Mỗi năm trôi qua, số lượng sáng chế gia tăng mạnh và được nhiều quốc gia quan tâm hơn. Những quốc gia sở hữu nhiều công bố sáng chế về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lọc nước CDI nhất là Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Canada, Đức và Philippines. Trong đó Hàn Quốc đứng đầu với 148 sáng chế, chiếm khoảng 24.3% trên tổng số lượng sáng chế được công bố ra thế giới.
Các lĩnh vực nghiên cứu về công nghệ CDI
Dựa trên cơ sở dữ liệu tiếp cận được, các nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lọc nước CDI tập trung vào 4 hướng chính:
- Xử lý nước bằng điện hóa, điện trường.
- Quy trình tách chất lỏng.
- Nghiên cứu và chế tạo điện cực chuyên dùng trong công nghệ CDI.
- Nghiên cứu sản xuất tụ điện chuyên dùng trong công nghệ CDI.
Trong đó, nghiên cứu về xử lý nước bằng điện hóa, điện trường được quan tâm nhiều nhất với tỷ lệ 54% trên tổng 4 nghiên cứu.
Quy trình lọc nước của công nghệ CDI
Để cho ra nguồn nước sạch cặn và giữ lại các khoáng chất có lợi cho sức khỏe, quy trình lọc nước của công nghệ CDI sẽ phải trải qua 3 giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1: Lọc chất bẩn lơ lửng nhằm loại bỏ các chất gây ô nhiễm
Bộ lọc cơ học có kích thước lỗ dưới 5 micron sẽ loại bỏ những chất rắn lơ lửng như huyền phù, tảo, nấm, vi sinh vật cỡ lớn trong nước.
Giai đoạn 2: Lõi hấp thụ chất hữu cơ
Bộ lọc vật lý được làm từ than hoạt tính sẽ hấp thụ những chất hữu cơ chưa bị phân hủy bởi vi sinh vật, các chất oxy hóa, một phần kim loại nặng.
Giai đoạn 3: Khối lọc tách Ion CDI
Dù mắt thường quan sát thấy nước trong vắt nhưng các chất hòa tan vẫn luôn có thể tồn tại. Các chất hòa tan này điện li thành ion âm và ion dương trong dung môi phân cực là môi trường nước. Trong đó bao gồm các ion khoáng chất có lợi cho sức khỏe và các ion độc hại, kim loại nặng.
Những ion độc hại sẽ bị hút đi, chỉ còn lại các khoáng chất có lợi cùng với nguồn nước sạch. Phương pháp lọc nước CDI này an toàn hơn so với phương pháp hóa học dễ để lại những tàn dư gây hại cho sức khỏe.

Ưu điểm và ứng dụng của công nghệ CDI
Công nghệ lọc nước CDI mang đến cho người dùng những ưu điểm thiết thực như:
- Lọc được đa dạng nguồn nước: nước phèn, nước cứng, nước lợ, nước giếng khoan, nước nhiễm vôi…
- Lọc các chất độc: Asen, Chì, Thủy ngân, Clo dư
- Giữ lại các vi khoáng tự nhiên có lợi cho cơ thể: Natri, Kali, Magie, Canxi,…
- Tỉ lệ nước thải thấp, dao động chỉ từ 5% đến 20%
- Tuổi thọ lõi lọc CDI trên 5 năm, hoạt động ổn định và siêu bền
- Không sử dụng các hóa chất độc hại nên rất thân thiện với môi trường
Hiện nay, công nghệ lọc nước CDI được ứng dụng để giải quyết những yêu cầu của người dân về nguồn nước như:
- Lọc nước sinh hoạt đầu nguồn cho hộ gia đình, chung cư, tòa nhà
- Lọc nước cho dây chuyền nước đóng chai
- Lọc nước cho sản xuất, công nghiệp (các ngành thực phẩm, sơn, hóa chất, rượu bia, nước ngọt, bánh kẹo….)
- Lọc nước cho nhà máy nước
- Lọc nước lợ và nước nhiễm mặn
Lời kết
Với cơ chế hút các chất gây hại, giữ lại các khoáng chất có lợi và tránh lãng phí nước, công nghệ lọc nước CDI hiện đang được rất nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong đó có Việt Nam. Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức về giải pháp lọc nước gần như hoàn hảo này.
Tại Livingcare hiện đang cung cấp những mẫu máy lọc nước để bàn tiện dụng, chất lượng cùng công nghệ lọc nước tiên tiến. Hãy liên hệ ngay với Livingcare để được tư vấn chi tiết về các sản phẩm máy lọc nước.
THÔNG TIN VỀ LIVINGCARE
- Hotline: 0815 352 607
- Website: livingcare.vn
- Email: livingcarevn@gmail.com
- Địa chỉ: 255 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3, TP.HCM
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.