Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Đau dạ dày nên uống gì? 10 loại đồ uống giúp giảm đau nhanh
Đau dạ dày là một trong những cơn đau khó chịu nhất mà nhiều người thường hay mắc phải. Việc ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến căn bệnh này, do đó chọn loại đồ uống phù hợp sẽ giúp giảm đau và hạn chế được tình trạng đau bao tử kéo dài. Trong bài viết này Livingcare sẽ chỉ ra cho bạn 10 loại đồ uống giảm đau dạ dày và hỗ trợ đường ruột cực kì hiệu quả.
Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày là một bệnh lý thường gặp ở mọi độ tuổi bao gồm các vấn đề liên quan đến đường ruột như: đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn,…Điều này gây nhiều cơn đau nhói và khó chịu cho bệnh nhân.
Theo các nghiên cứu khoa học, nguyên nhân dẫn đến việc đau dạ dày đến từ thói quen ăn uống không lành mạnh, vi khuẩn gây nên viêm loét dạ dày, thường xuyên trong tình trạng căng thẳng kéo dài, hoặc có thể là do tác dụng phụ của thuốc. Các nguyên nhân trên thường đi kèm với các triệu chứng dễ nhận thấy nhất là: buồn nôn, ợ chua, chán ăn và nặng hơn có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa.

Nhưng đừng quá lo lắng vì đây là một trong những bệnh lý khá phổ biến mà ai cũng từng mắc phải, điều đơn giản nhất để việc đau dạ dày được cải thiện một cách rõ rệt nhất chính là chú ý vào thói quen ăn uống, dưới đây là 10 loại đồ uống tốt cho dạ dày mà bạn nên thử qua
10 loại đồ uống tốt cho người đau dạ dày
Ngoài những loại đồ ăn cải thiện tình trạng sức khỏe, còn có những loại đồ uống tốt cho sức khỏe. Vậy đau dạ dày nên uống nước gì giúp giảm bớt triệu chứng và ngăn ngừa bệnh đau dạ dày tái phát?
Uống đủ nước và nên uống nước ấm
Nước đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa bởi nước kích thích dạ dày hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm một các hiệu quả. Bạn nên bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày để tránh những trường hợp cơ thể bị mất nước khiến quá trình tiêu khóa trở nên khó khăn và làm tăng khả năng đau dạ dày.
Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng của đau dạ dày, hãy uống một ly nước ấm sẽ giúp xoa dịu cơn đau hiệu quả. Lưu ý không nên uống nước quá nóng, vì nước nóng không giúp làm dịu cơn đau mà còn có thể làm tăng độ axit trong dạ dày. Bạn có thể tham khảo máy lọc nước Midnight Series với đa dạng tính năng về nhiệt độ và đặc biệt lõi lọc nước RO đảm bảo cho bạn nguồn nước tinh khiết, diệt sạch 99,9% vi khuẩn có hại cho dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách uống nước đúng cách mỗi ngày theo khoa học

Trà gừng
Theo Đông Y, gừng là loại củ có tính ấm, vị cay nồng và tác dụng chống oxy hóa cực tốt. Ngoài ra trong gừng còn có các hoạt tính kháng sinh cao góp phần làm dịu niêm mạc, đồng thời đẩy nhanh quá trình làm lành các vết thương trong dạ dày và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng bệnh.
Thời điểm uống trà gừng tốt nhất là vào buổi sáng, bạn có thể bỏ một chút mật ong để thêm hương vị cho tách trà giúp dễ uống hơn. Một lưu ý nhỏ là không sử dụng quá 4g gừng tươi trong ngày để tránh bị khó tiêu bạn nhé.

Nước dưa hấu
Dưa hấu được biết đến là một loại trái cây mọng nước chứa thành phần dinh dưỡng nổi bật như: Vitamin C, Cucurbitacin E, Carotenoid và Kali các thành phần này đều có công dụng hỗ trợ bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên nếu bạn đang mắc chứng ruột kích thích thì hãy hạn chế ăn loại quả này, vì trong dưa hấu có chứa hàm lượng FODMAP cao chúng sẽ làm tăng quá trình lên men và khí trong đường ruột.

Nước muối
Đau dạ dày nên uống nước gì vừa đơn giản nhanh chóng lại nhưng lại không tốn kém? Câu trả lời hợp lý nhất là nên uống nước muối pha loãng. Nước muối có tác dụng làm sạch tiêu hóa, giảm ngay cơn co thắt dạ dày, vì thế mỗi khi cơn đau dạ dày xuất hiện hãy pha một ly nước muối loãng ấm uống vào cơn đau sẽ dần dần dịu đi.

Nước nha đam
Nha đam là loại nước ép tốt cho dạ dày với các khoáng chất như magie, kali, canxi, kẽm, crom góp phần làm dịu và hỗ trợ chữa các bệnh về đường ruột, trong đó, có hội chứng ruột kích thích liên quan đến ruột già, thường gây co thắt, đau bụng, chướng bụng đầy hơi. Ngoài ra,nha đam có khả năng kiểm soát điều tiết axit trong dạ dày giúp điều trị loét dạ dày.

Nước ép bạc hà
Bạc hà là một giải pháp tự nhiên giúp xoa dịu cơn đau ngắn bởi những triệu chứng khó chịu của đau dạ dày. Ngoài ra chúng có tác dụng làm giảm co thắt cơ và cải thiện vấn đề tiêu hoá, giúp giảm triệu chứng buồn nôn và ói mửa.
Bạn có thể sử dụng bạc hà bằng cách ăn trực tiếp một vài lá hoặc sử dụng nước ép bạc hà để uống thường xuyên. Nước ép bạc hà sẽ giúp cung cấp các chất chống oxy hóa và chất chống viêm, giúp duy trì sức khỏe đường tiêu hoá và giảm đau dạ dày.

Nước ép dứa
Uống nước ép dứa có tốt cho dạ dày hay không? Theo lời khuyên của bác sĩ, người đang trong tình trạng đau dạ dày thì tốt nhất không nên uống nước ép dứa. Nhưng cũng không vì thế mà phủ nhận đi các lợi ích mà loại hoa quả nhiệt đới này mang lại.
Trong mỗi quả dứa có rất nhiều loại vitamin C, B6 và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch trong dạ dày và quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trở nên thuận tiện hơn.

Nghệ và mật ong
Nghệ từ lâu đã được xem là một vị thuốc quý trong dân gian. Được biết đến nhiều bởi trong củ nghệ chứa nhiều hoạt chất curcumin có tác dụng chống loét và chữa lành vết thương một cách hiệu quả. Khi sử dụng nghệ tươi kết hợp với mật ong có thể tăng khả năng kháng viêm hiệu quả đồng thời hạn chế được các tổn thương của niêm mạc dạ dày.

Cách làm nghệ tươi rất đơn giản, chỉ cần một muỗng tinh bột nghệ trộn cùng một thìa cà phê mật ong tùy vào độ ngọt bạn mong muốn, cùng với 200ml nước là đã ra thành phẩm. Bạn nên duy trì việc uống nghệ và mật ong mỗi ngày để thấy đường ruột được cải thiện rõ rệt.
Giấm rượu táo
Nếu bạn vẫn không biết uống gì để đỡ đau dạ dày hãy thử giấm rượu táo. Đây là một mẹo giúp tăng cường hệ miễn dịch do chứa enzyme, amino axit và các vi khuẩn có lợi, giúp giảm tình trạng đầy hơi và ngăn ngừa trào ngược axit dạ dày.

Chỉ với 1 thìa giấm táo và một cốc nước lớn uống trước bữa ăn 15 phút giúp điều chỉnh nồng độ axit trong dạ dày xuống mức thấp và giảm triệu chứng ợ nóng. Thời điểm uống giấm táo tốt nhất là vào buổi sáng trước khi ăn, hạn chế sử dụng trước khi ngủ vì có thể ảnh hưởng tới thực quản.
Hạt thìa là
Hạt thìa là đã được sử dụng làm phương thuốc giúp tiêu hóa khỏe trong hàng trăm năm trở lại đây. Loại hạt này có đặc tính tiêu hóa đặc biệt này bắt nguồn từ tinh dầu của nó. Dầu thìa là có thể cải thiện tiêu hóa bằng cách phục hồi các chức năng dịch vị, axit, và mật trong dạ dày. Vì thế uống nước hạt thìa là rất tốt cho dạ dày mà bạn nên thử.

Cách làm nước hạt thìa là: Lấy một ít hạt cho vào nồi nước đun sôi, sau đó vắt chanh vào và khuấy đều. Chắt lấy nước để uống trước bữa ăn. Để tăng hiệu quả chữa trị, bạn có thể nướng hạt thìa là rồi nghiền thành bột mịn, ăn cùng với sữa chua 2 – 3 lần/ ngày.
Những loại đồ uống nên tránh khi bị đau dạ dày
Bên cạnh những loại nước tốt cho dạ dày nên uống thì cũng sẽ có những loại đồ uống cần tránh để không làm cơn đau chuyển biến xấu hơn. Dưới đây là một số loại thức uống cần tránh để có một dạ dày khỏe:
Đồ uống có cồn
Rượu bia là một trong những thức uống chứa cồn làm ức chế quá trình hình thành chất dày bảo vệ niêm mạc, dẫn đến loét dạ dày và các vấn đề khác liên quan đến đường tiêu hoá. Ngoài ra, rượu bia cũng có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và đau bụng.
Đồ uống có ga
Người bị đau dạ dày nên hạn chế uống các thức uống có ga vào cơ thể vì tạo ra khí carbonat, gây tăng áp lực trong dạ dày và có thể gây ra khó chịu, đầy hơi và khó tiêu. Bên cạnh đó nước có ga còn chứa lượng đường hóa học khá cao không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó bạn nên chú trọng vào việc ăn uống lành mạnh và bổ sung thêm chất xơ để dạ dày khỏe mạnh hơn.

Đồ uống chứa caffeine
Caffeine là chất kích thích có trong cà phê, trà, làm giảm sự hấp thu của một số khoáng chất quan trọng như canxi, magie và kẽm, các khoáng chất này cần thiết cho sức khỏe của dạ dày. Thay vào đó, bạn có thể chọn các loại đồ uống không chứa caffeine như nước lọc, nước trái cây tươi hoặc nước ép để giảm nguy cơ có hại cho dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Nên uống gì để thức khuya? Tổng hợp các loại nước uống
Bài viết trên Livingcare đã tổng hợp các loại thức uống để trả lời cho câu hỏi “ Đau dạ dày uống gì? “ và chỉ ra những loại đồ uống cần tránh khi bị đau. Hãy kết hợp song song việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ để trị dứt điểm căn bệnh này.