TDS là gì? Đánh giá nguồn nước đạt chuẩn qua chỉ số TDS

Nước đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, bởi nước chiếm 70% cơ thể con người. Nhưng không phải nguồn nước nào cũng đủ sạch và an toàn để sử dụng. Một trong số những chỉ số đánh giá chất lượng của nước là TDS. Vậy TDS là gì? Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số này như thế nào? Cùng Livingcare tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Chỉ số TDS là gì?

TDS ( total dissolved solids) là chỉ số thể hiện tổng chất rắn hòa tan trong một thể tích nước nhất định. Các chất rắn hòa tan là tổng số các ion mang điện tích, bao gồm muối, khoáng chất hoặc kim loại.

TDS được đo bằng đơn vị mg/L hoặc ppm (1 ppm = 1 mg/L).

Tổng chất rắn hòa tan là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác nhau nếu không được xử lý cẩn thận.

tds là gì
TDS là gì

Ý nghĩa của chỉ số

Theo các quy định hiện hành của các tổ chức liên quan như WHO (Tổ chức y tế thế giới), US EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) và Việt Nam:

  •  Chỉ số TDS nhỏ hơn 5ppm thì được xem là nước tinh khiết, không có chất rắn hoà tan. Tuy nước tinh khiết được đánh giá hoàn toàn sạch nhưng trong nước thiếu các khoáng chất có lợi, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài. 
  •  TDS lớn thì hàm lượng chất rắn hoà tan trong nước càng nhiều. Nhưng không phải trong mọi trường hợp TDS lớn thì sẽ có hại bởi có một số chất rắn hòa tan có lợi cho sức khỏe.

Nguồn gốc chất rắn hòa tan TDS

Nguồn gốc chính của chất rắn hoà tan đến từ các nguồn hữu cơ như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, sinh vật phù du, phù sa và lá. 

Một số khác xuất phát từ các dòng chảy của các đô thị, phân bón sử dụng trong nông nghiệp. Chúng cũng có thể bị nhiễm các kim loại nặng như đồng và chì trong quá trình cung cấp nước đến người sử dụng. 

Ngoài ra, chúng cũng đến từ các vật liệu vô cơ như đá và không khí có thể chứa canxi bicarbonate, nitơ, phốt pho sắt, lưu huỳnh và các khoáng chất khác. Đa số các vật liệu này hình thành muối, là hợp chất chứa cả kim loại và phi kim. Các muối thường hòa tan trong nước tạo thành các ion (các hạt có điện tích âm dương).

nguồn gốc chất rắn hòa tan tds
Nguồn gốc chất rắn hoà tan tds

Tại sao cần đo chỉ số TDS của nguồn nước

Qua cách đo lường chỉ số TDS trong nước,  hỗ trợ xác định nước bạn đang sử dụng có tinh khiết hay không. Sau đây là một số lý do tại sao cần đo chỉ số TDS của nguồn nước: 

  • Mùi vị của nước: Mức TDS cao làm giảm chất lượng mùi vị của nước uống, gây ra vị đắng, mặn hoặc chứa sulfuric tùy thuộc vào loại chất rắn hòa tan.  
  • Chất lượng bữa ăn: Thức ăn sẽ khó chín hơn và mùi vị của món ăn cũng bị ảnh hưởng khi sử dụng nước cứng nấu ăn. 
  • Sức khỏe bản thân: Trong nước có thể xuất hiện các khoáng chất gây hại cho sức khoẻ nếu mức TDS cao.
  • Giảm khả năng hoạt động của bộ lọc: Mức TDS cao lâu ngày sẽ giảm khả năng lọc của cả hệ thống, ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy lọc.
chỉ số tds trong nước
Chỉ số tds trong nước

Cách đo chỉ số TDS đơn giản tại nhà:

Trong tất cả các phương pháp đo, sử dụng bút thử nước TDS là cách đơn giản nhất. Chúng ta chỉ cần các thao tác nhanh gọn, ấn giữ công tắc, nhúng bút vào cốc nước muốn thử. Sau đó đọc kết quả chỉ số TDS trên màn hình hiển thị.

Sau đây là 4 bước cơ bản sử dụng bút thử TDS

Bước 1: Nhấn nút ON trên thiết bị để khởi động bút thử. 

Bước 2: Nhúng đầu điện cực vào trong cốc nước cần kiểm tra, khuấy nhẹ

Bước 3: Sau khi nhúng vào nước, bạn sẽ thấy chỉ số hiển thị trên sản phẩm biến động đến khi ổn định. Khi chỉ số này dừng lại đó chính là chỉ số TDS của nguồn nước mà bạn muốn kiểm tra

Bước 4: Lau khô bút thử và đậy nắp điện cực của bút lại như ban đầu.

Tiêu chuẩn về chỉ số TDS của nguồn nước

Tiêu chuẩn quốc gia

 Bộ Y tế đã ban hành 109 tiêu chuẩn liên quan đến các thành phần có trong nước, bao gồm màu sắc, mùi, độ đục, độ pH, độ kiềm, độ cứng, tổng chất rắn hòa tan. 

Ngoài ra, còn có hàm lượng các chất vô cơ và hữu cơ (như nhôm, sắt, mangan, thạch tín, cadimi, crom, đồng, chì, kẽm, niken,..), mức độ nhiễm xạ, vi sinh vật (như coliform, E. coli). Những tiêu chuẩn này được đưa ra nhằm hoàn thiện quy chuẩn Quốc gia về nước sạch.

Theo QCVN 6-1:2010/BYT, Bộ Y Tế đã bổ sung 21 chỉ tiêu hóa học và 5 chỉ tiêu vi sinh nhằm đánh giá độ tinh khiết dành cho nước có thể uống trực tiếp, không cần đun sôi.

Với một số ngành điện tử thì chỉ số TDS không được vượt quá 5 mg/L. Trong các phòng thí nghiệm, nhà máy, nước tinh khiết, chỉ số này không được quá 10 mg/L. 

Tiêu chuẩn trong gia đình

Theo các quy định của WHO , US EPA và ở Việt Nam, hàm lượng quy định đối trong nước ăn uống là không vượt quá 500 mg/L và dưới 1000 mg/L với nước sinh hoạt.

Tuy nhiên, hàm lượng 500mg/L được cho phép trong trường hợp nước chứa các  chất vô cơ/khoáng chất  là những thành phần khoáng tốt cho cơ thể  K+; Na+; Ca 2+; Mg 2+…, có cơ quan chức năng kiểm định và có kết quả số liệu phân tích đạt tiêu chuẩn Quốc gia nước uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT.

Theo đánh giá, chỉ số TDS có thể chấp nhận được khi ở quanh mức 80 ppm. Ở Việt Nam, chỉ số TDS lý tưởng ở mức dưới 50.. 

Một số chứng minh cho rằng, TDS càng nhỏ thì nước càng sạch, tuy nhiên nếu chỉ số này quá nhỏ hoặc bằng 0 sẽ được coi là nước cất dùng trong thí nghiệm, không tốt để sử dụng trong sinh hoạt do mất đi nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể.

chỉ số tds bao nhiêu thì uống được
Chỉ số tds bao nhiêu thì uống được

Sau đây là tiêu chuẩn về chỉ số TDS trong gia đình:

  • TDS < 50 mg/L: TDS quá thấp, không cung cấp đủ các khoáng chất thiết yếu; không sử dụng nguồn nước này. 
  • 50 mg/L <TDS < 150 mg/L: nước có TDS trong khoảng này có thể sử dụng. Tuy nhiên, mức TDS nhất nên nằm trong khoảng 80-150.
  • 150 mg/L< TDS < 500 mg/L: nguồn nước con người có thể sử dụng được
  • 500 mg/L< TDS < 1200 mg/L: Đây là mức TDS cao đối với nguồn nước uống. Nguồn nước cần có biện pháp xử lý để làm giảm mức TDS và có thể sử dụng.
  • 1200 mg/L < TDS < 2000 mg/L: nguồn nước này không thể uống. 
  • Trên 2000 mg/L: Không uống.

Cách giảm chỉ số TDS trong nguồn nước 

Hiện nay, có nhiều phương pháp làm giảm TDS trong nước như chưng cất, phương pháp khử ion và phương pháp thẩm thấu ngược RO. Đây là 3 phương pháp được coi là phổ biến nhất hiện nay.

Giảm TDS bằng phương pháp khử ion

Khử ion được đánh giá là phương pháp tiên tiến nhất , được nhiều chuyên gia áp dụng.Trong quá trình khử nước, các hạt lọc nhựa có khả năng trao đổi các ion tùy theo dòng điện trong nước, từ đó loại bỏ hoàn toàn các chất rắn hòa tan trong nước. Phương pháp này đem lại hiệu quả rất cao nhưng chi phí cao.

Giảm TDS bằng phương pháp chưng cất

Chưng cất là một phương pháp xử lý nước bằng cách phân tách nhiều hợp chất liên quan. Việc chưng cất rất có hiệu quả trong việc làm giảm TDS vì nước ở thể hơi được đảm bảo tinh khiết nhất.Tuy  nhiên phương pháp này phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức.

Giảm TDS bằng phương pháp thẩm thấu ngược RO

So với 2 phương pháp trên, phương pháp thẩm thấu ngược RO tối ưu hơn. Phương pháp này có thể lọc sạch tới 99% của 65 loại chất rắn hòa tan gây ô nhiễm khác nhau như: chì, kẽm, florua, asen, barium, các muối hòa tan… 

Quá trình xử lý nước được thực hiện bằng cách tận dụng áp lực để đẩy nước qua một lớp màng RO, màng này có khả năng loại bỏ các chất rắn hòa tan ra khỏi nước. Hiện tại, phương pháp này đang được áp dụng tại các máy lọc nước RO, giúp đem lại một nguồn nước sạch tinh khiết hơn.

Ngoài chức năng chính tạo ra nguồn nước uống trực tiếp an toàn, máy lọc nước Midnight Series được trang bị thêm những lõi chức năng bổ sung khoáng chất có lợi cho cơ thể, tăng cường diệt khuẩn. Mức kiềm đặt trong máy lọc nước khoảng 8.7. Độ pH này phù hợp với sức khỏe của người sử dụng và đảm bảo an toàn tốt nhất.

Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về chỉ số TDS như định nghĩa, nguồn gốc,tiêu chuẩn và biện pháp làm giảm hiệu quả. Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm máy lọc nước Livingcare Việt Nam, bạn có thể liên hệ với chúng tại đây để được tư vấn cụ thể và mua hàng một cách dễ dàng.

Trả lời