Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Cập nhật tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất của Bộ Y Tế
Trong bối cảnh nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm như hiện nay, tiêu chuẩn nước sinh hoạt từ Bộ Y tế ban hành là yếu tố cần quan tâm để bảo vệ sức khỏe. Cùng Livingcare tìm hiểu chi tiết về các tiêu chuẩn được cập nhật mới nhất ngay bên dưới.
Tiêu chuẩn nước sinh hoạt là gì?
Nguồn nước đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong đời sống hàng ngày của gia đình như ăn uống,, tắm giặt,…

Chính vì vậy, mọi gia đình đều cần quan tâm việc chất lượng nguồn nước có đáp ứng được tiêu chuẩn nước sinh hoạt ngày của Bộ Y tế hay không. Nếu nguồn nước không đạt tiêu chuẩn sẽ gây ra những trở ngại trong sinh hoạt, ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ trang thiết bị và trực tiếp gây hại đến sức khỏe của gia đình.
Tiêu chuẩn nước sạch trong sinh hoạt hiện nay
Tiêu chuẩn nước sạch Bộ Y tế quy định cho nguồn nước sinh hoạt bao gồm các chỉ tiêu mà nguồn nước cần đạt được trước khi được đưa vào sử dụng.

Các tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất bao gồm: Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01: 2009/BYT và tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt 6-1:2010/BYT. Đây có thể xem là cơ sở để người tiêu dùng có thể tự đánh giá và kiểm tra được chất lượng nguồn nước đang sử dụng mỗi ngày.
Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT
Quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn, được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT – BYT ngày 17/06/2009 về chất lượng nước uống dùng trong sinh hoạt.
Quy chuẩn này quy định rõ ràng về các mức giới hạn chỉ tiêu chất lượng đối với nguồn nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường. Nói đơn giản, tiêu chuẩn nước này không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (gọi tắt là nước sinh hoạt).

Trong quy chuẩn QCVN nước sinh hoạt 02:2009/BYT, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Chỉ tiêu cảm quan: Những yếu tố về màu sắc và mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người.
- US EPA: Viết tắt của cụm từ tiếng Anh là United States Environmental Protection Agency, có nghĩa là Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ.
- SMEWW: Viết tắt của cụm từ tiếng Anh là Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water, có nghĩa là các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải.
- NTU: Viết tắt của cụm từ tiếng Anh là Nephelometric Turbidity Unit, có nghĩa là đơn vị đo độ đục.
- TCU: Viết tắt của cụm từ tiếng Anh là True Color Unit, có nghĩa là đơn vị đo màu sắc.
Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của QCVN 02/2009/BYT là các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác và kinh doanh liên quan đến nước sinh hoạt. Cụ thể là các cơ sở cấp nước dùng cho mục đích sinh hoạt hàng ngày có công suất dưới 1000 mét khối nước.
Ngoài ra, quy chuẩn cấp nước sinh hoạt QCVN 02/2009/BYT còn được áp dụng đối với hộ gia đình tự khai thác nước và các cá nhân dùng nước với mục đích sinh hoạt cho gia đình hoặc kinh doanh theo hộ thuê phòng trọ.
Chỉ số các chỉ tiêu chất lượng
Quy định kỹ thuật nước về tiêu chuẩn nước sinh hoạt của quy chuẩn QCVN 02/2009/BYT cụ thể như sau:
Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Giới hạn tối đa cho phép P | Phương pháp thử | Mức độ giám sát | |
I | II | ||||
Màu sắc (*) | TCU | 15 | 15 | TCVN 6185 – 1996 (ISO 7887 – 1985) hoặc SMEWW 2120 | A |
Mùi vị (*) | – | Không có mùi vị lạ | Không có mùi vị lạ | Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B | A |
Độ đục (*) | NTU | 5 | 5 | TCVN 6184 – 1996 (ISO 7027 – 1990) hoặc SMEWW 2130 B | A |
Clo dư | mg/l | Trong khoảng 0,3 – 0,5 | – | SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1 | A |
pH (*) | – | Trong khoảng 6,0 – 8,5 | Trong khoảng 6,0 – 8,5 | TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 – H+ | A |
Hàm lượng Amoni (*) | mg/l | 3 | 3 | SMEWW 4500 – NH3 C hoặc SMEWW 4500 – NH3 D | A |
Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+) (*) | mg/l | 0,5 | 0,5 | TCVN 6177 – 1996 (ISO 6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe | B |
Chỉ số Permanganat | mg/l | 4 | 4 | TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E) | A |
Độ cứng tính theo CaCO3 (*) | mg/l | – | 350 | TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340 C | B |
Hàm lượng Clorua (*) | mg/l | 300 | – | TCVN 6194 – 1996 (ISO 9297 – 1989) hoặc SMEWW 4500 – Cl- D | A |
Hàm lượng Florua | mg/l | 1.5 | – | TCVN 6195 – 1996 (ISO 10359 – 1 – 1992) hoặc SMEWW 4500 – F | B |
Hàm lượng Asen tổng số | Vi khuẩn/ 100ml | 0,01 | 0,05 | TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 – As B | B |
Coliform tổng số | Vi khuẩn/ 100ml | 50 | 150 | TCVN 6187 – 1,2:1996 (ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222 | A |
E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt | Vi khuẩn/ 100ml | 0 | 20 | TCVN 6187 – 1,2:1996 (ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222 | A |
Ghi chú:
- (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).
Tìm hiểu: Độ pH trong nước: Cách xác định và tác dụng của độ pH
Quy chuẩn nước uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT
Quy chuẩn nước uống là những quy định riêng về nguồn nước sạch sử dụng tại mỗi quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tiêu chuẩn QCVN số 6-1:2010/BYT về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đồ uống được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và ban hành theo Thông tư số 34/2010/TT-BYT ngày 02/06/2010 của Bộ Y tế.
Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này không áp dụng đối với thực phẩm chức năng, được quy định dựa trên các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm từ yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai được sử dụng với mục đích giải khát.
Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng chính tại quy chuẩn này bao gồm :
- Các tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai tại Việt Nam.
- Các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan.
Những chỉ tiêu chất lượng của nước uống chung
Những tiêu chuẩn trong nước sinh hoạt được áp dụng chủ yếu cho các xí nghiệp, công ty và hộ gia đình. Nếu thực hiện áp dụng đầy đủ hơn 30 tiêu chí sẽ rất tốn kém chi phí. Vì vậy, gia đình có thể kiểm tra theo các tiêu chí được quy định như sau:
Tên chỉ tiêu | Giới hạn tối đa cho phép | Phương pháp thử |
Màu sắc | Giới hạn ở mức 15 TCU | ISO 7887 – 1985 |
Mùi vị | Không có mùi vị lạ | Bằng cảm nhận / SMEWW 2150 B |
Độ đục | Tối đa 5 NTU | TCVN 6184 – 1996 |
Hàm lượng Clo dư | Giới hạn ở mức 0,3 – 0,5 | SMEWW 4500 Cl |
Hàm lượng Clo kết tủa | Giới hạn ở mức 300 mg/l | TCVN 6194 – 1996 |
Nồng độ pH | Giới hạn ở mức 6 – 8,5 | TCVN 6492 – 1999 |
Hàm lượng Amon | Giới hạn ở mức 3mg/l | SMEWW 4500 – NH3D |
Hàm lượng Fe 2+ và Fe 3+ | Giới hạn ở mức 0,5 mg/l | SMEWW 3500 Fe |
Hàm lượng Florua | Không quá 1,5 mg/l | TCVN 6195 – 1996 |
Hàm lượng Asen | Không quá 0,01 mg/l | TCVN 6626 – 2000 |
Giải pháp giúp có nguồn nước sạch đạt quy chuẩn
Theo khuyến cáo do Bộ Y Tế ban hành, để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của các thành viên trong gia đình, các cá nhân nên sử dụng nguồn nước đạt các tiêu chuẩn nước uống sạch thông qua máy lọc nước.
Đây có thể xem là cách phổ biến nhất mà nhiều hộ gia đình đang lựa chọn sử dụng. Các máy lọc với hệ thống lõi lọc lớn sẽ lọc sạch cặn bẩn, vi khuẩn, tạp chất và những chất độc hại có trong nước. Ngoài ra, nhiều sản phẩm máy lọc nước còn giữ lại được các khoáng chất có lợi trong nước và mang đến nguồn nước sạch sử dụng.
Mặt khác, tùy vào nguồn nước gia đình sử dụng mà có thể lựa chọn các loại máy lọc nước với số lượng bộ lọc khác nhau, số lõi lọc càng lớn thì đảm bảo chất lượng nguồn nước càng sạch sẽ.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu máy lọc nước hiện đại. Trong đó, máy lọc nước Midnight Series từ Livingcare – một trong những thương hiệu được các chuyên gia đánh giá cao về công nghệ và mức độ an toàn cho sức khỏe gia đình. Với màng lọc RO và lõi Alkaline, máy lọc nước hiện đại từ thương hiệu Livingcare luôn được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn sử dụng.
Thông qua bài viết trên, Livingcare đã tổng hợp các thông tin về tiêu chuẩn nước sinh hoạt được Bộ Y tế khuyên dùng. Đồng thời, làm rõ các quy chuẩn về nguồn nước hiện nay, đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh hay các chỉ tiêu về chất lượng nguồn nước. Từ đó, giúp bạn xác định chất lượng nước gia đình và lựa chọn các phương pháp cải thiện hiệu quả. Đừng quên theo dõi Livingcare để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về chất lượng nguồn nước và bảo vệ sức khỏe gia đình.